vietnamese Tiếng Việt english English Giới Thiệu
Hôm nay:
Tin mới đăng:


Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Ngài có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.


Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.


Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

Góc Cuộc Sống,Góp Nhặt,Kho Tri Thức,Trào Phúng,Văn Học


Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?


Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. 

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Góc Cuộc Sống,Kho Tri Thức,Trào Phúng,Văn Học

Khi sử dụng bảng tính Excel, chắc bạn không thể không dùng các hàm được định nghĩa sẵn như: SUM;COUNT;…Excel có vài trăm hàm như vậy được chia làm nhiều nhóm theo tính năng khác nhau. Tuy vậy, không phải chúng đã đáp ứng được hết các yêu cầu của người dùng. Nếu thường xuyên cần phải sử dụng các công thức tính tóan phức tạp trong bảng tính của mình, bạn có thể tự xây dựng hàm bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic rồi tập hợp chúng thành một thư viện hàm do người dùng định nghĩa (User-Defined FunctionsLibrary). Sau đó nạp thư viện này vào Excel qua công cụ Add-Ins. Như vậy bạn có thể dùng chúng như các hàm được định nghĩa sẵn trong Excel.
Các bước thực hiện cụ thể như sau:

1.Khởi động Excel, tạo một bảng tính mới (giả sử tên là Book1.xls). Trong Book1, bạn chỉ cần giữ lại một WorkSheet đầu tiên (xóa bỏ các WorkSheet từ Sheet2 đến hết, việc làm này nhằm thu gọn thư viện nên bạn có thể bỏ qua).

2.Chọn lệnh Tools.Marco.Visual Basic Editor (<Alt-F11>) để chuyển sang môi trường sọan thảo Visual Basic. Khung Project sẽ liệt kê các thư viện và dự án đang được mở trong Excel, trong đó có Book1.

3.Nhấn chuột vào dòng VBAProject (Book1) để chọn dự án này rồi chọn lệnh Insert. Module để chèn thêm một Module mới vào dự án (Module mới này sẽ có tên là Module1).

4.Nhấn đúp vào Module1 để chuyển sang khung sọan thảo bên phải khung Project. Nhập mã nguồn các hàm của bạn vào khung này. Bạn cần viết chúng theo đúng cú pháp của ngôn ngữ Visual Basic và chú ý không đặt tên hàm của mình trùng với các hàm và từ khóa đã có trong Excel.

5.Chọn lệnh File.Close anh Return to Microsoft Excel (<Alt-Q>) để quay trở lại Excel. Bạn có thể kiểm tra sự hoạt động của các hàm mới này ngay trong Book1. Nếu vẫn còn sai sót, quay lại thực hiện từ bước 2 để sửa mã nguồn của các hàm.

6.Chọn lệnhFile.SaveAs:
-Trong khung Save in, chọn thư mục: MSOffice\Office\Library (thư mục ngầm định chứa các thư viện của Excel).
-Trong khung File Name: Nhập tên tập tin theo ý mình (abc.xla).
-Trong khung Save As type: Chọn Microsft Excel Add-In.
-Nhấn OK để lưu lại thư viện dưới dạng tệp Add-In.

7.Khởi động lại Excel. Chọn lệnh Tools.Add-Ins

8. Trong danh sách Add-Ins available, đánh dấu chọn vào mục có đúng tên thư viện của mình. Nếu chưa có thì bấm Browse ... để dẫn tới thư mục đã save file ở bước 6

Kể từ đây bạn có thể dùng các hàm mới này như những hàm đã được định nghĩa sẵn trong Excel. Chúng sẽ được liệt kê trong nhóm hàm User Defined. Để sử dụng các hàm này trên máy tính khác, bạn chỉ việc chép tập tin abc.xla vào thư mục MSOffice\Office\Library rồi thực hiện các bước 7,8. Muốn bổ sung các hàm mới vào thư viện, bạn cần nhập thêm mã nguồn vào Module1 của thư viện rồi chọn lệnh File.Save abc.xla để lưu lại. 
Để người khác không thể mở và sửa chữa được thư viện của mình, trước khi chọn File. Save, bạn chọn lệnh Tools.VBAProject Properties. Trong hộp tọai Project Properties, nhấp vào mục Protection; đánh dấu chọn Lock Project for Viewing; nhập mật khẩu vào dòng Password; nhập lại mật khẩu lần nữa vào dòng Confirm Password; nhấn OK. Sau này nếu muốn sữa nội dung mã nguồn của thư viện , bạn phải nhập mật khẩu này mới mở được thư viện.

Công Nghệ,Kho Tri Thức,Máy Tính

Nhiều người tự hỏi tại sao người ta hay thưởng trà chỉ là 3 tuần mà không phải là 2 hay 4,5tuần trà…? Có người nói bởi vì qua 3 tuần trà ta sẽ thưởng thức đủ từ cái hương đến vị và tình trong một ấm trà.
Thưởng trà là cả một nghệ thuật cảm nhận tinh tế, ta sử dụng tất cả các giác quan để thưởng trà, từ thị giác đến khứu giác và vị giác. Qua việc cảm nhận về trà, ta sẽ nhận ra ý nghĩa của 3 tuần trà. Có người bảo rằng 3 tuần trà giống như 3 giai đoạn của hương vị  tình yêu. Ta thưởng 3 tuần trà mà tưởng như ta đang đi qua 3 giai đoạn tình yêu của một đời người.
Trà pha nước đầu tiên sẽ rất nóng, thơm nhưng sẽ có một chút vị đắng đắng, hơi ngọt đầu lưỡi, chứ chưa có cái vị tuyệt vời của tinh chất trà trong đó. Người ta gọi đó là nước tráng trà, ít người uống, mà thường đổ đi sau khi được dùng để tráng trà.
Nước tráng trà giúp cho trà không còn vị mốc, loại bỏ hết tạp chất và làm cho trà dậy mùi thơm, nó giúp cho trà sẽ tiết được hết tinh chất ở những nước sau. Cho nên nước tráng trà rất quan trọng, nếu biết cách, trà được pha sẽ rất ngon.
Cũng như tình yêu, mối tình đầu cũng giống như nước tráng trà. Bỏng dãy, nồng nàn đấy, nhưng non nớt, vụng dại lắm và thật nhiều, thật nhiều những vấp váp. Người ta biết được một chút bỡ ngỡ của hương vị tình yêu, nhưng rồi chả mấy ai sẽ đi hết cuộc đời với mối tình đầu của mình. Mối tình đầu thường rất đẹp, nhưng rất ít khi đi được tới cuối con đường.



Sau khi người ta tráng xong trà, người ta cần đợi một chút cho nước nóng vừa đủ, chỉ khoảng 80 – 90 độ. Sau khi rót nước vào ấm, người ta cũng cần đợi một chút cho trà ngấm, và tiết hết tinh chất của trà. Lúc đó người ta mới thưởng thức cái vị ngon của trà. Tình yêu cũng vậy, khi người ta đã yêu mối tình thứ hai, nghĩa là người ta đã được chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để sẵn sàng yêu thương.
Cũng như nước tráng trà đã loại hết tạp chất, cũng như mối tình đầu đã loại bớt những non nớt, vụng dại đi rồi. Mối tình thứ hai tuy không còn nóng bỏng như mối tình đầu, nhưng vừa đủ ấm áp để người ta gìn giữ và mang theo mình. Nước trà thứ hai vừa tiết đủ tinh chất, vừa tỏa hết mùi thơm của trà. Mối tình thứ hai cũng say đắm, ngọt ngào, nồng nàn hương vị tình yêu.
Khi mà người ta đã được chuẩn bị sẵn sàng, khi mà người ta đã có một bước đệm tốt, người ta sẽ bước lên được những nấc cao hơn. Nước trà thứ hai sẽ là nước trà ngon nhất, mối tình thứ hai sẽ là mối tình tuyệt vời nhất. Một chút đam mê, một chút dại khờ còn sót lại, một chút chín chắn, một chút cái này, một chút cái kia, tất cả sẽ tạo nên một hương vị tình yêu tuyệt vời. Nước trà thứ hai là thứ nước trà mà người ta muốn dùng để thưởng thức nhất.



Pha thêm lần nữa, trà sẽ không ngon lắm, hơi nhạt và không còn nhiều mùi thơm. Vì đây đã là nước thứ ba rồi, khi mà những cái tinh chất của trà đã tiết hết ra rồi, thì nước thứ ba không còn nhiều mùi vị nữa. Chẳng mấy ai muốn uống thứ nước này. Và tình yêu cũng vậy, mối tình thứ ba sẽ không còn cái nồng nàn, đắm say như trước nữa. Tâm hồn đã bớt mơ mộng, môi hôn đã bớt ngọt ngào đi nhiều.Ở đời, cái gì cũng phải học, pha trà cũng phải học. Và đặc biệt, yêu lại càng nên học, học để tình yêu được tuyệt vời hơn.



Góc Cuộc Sống



Trong lòng còn nặng sân si
Là còn gánh nặng như chì buộc chân
Làm sao du thủy hành vân
Làm sao tự tại tâm thần an nhiên
BUÔNG

Thơ,Văn Học

Chuyện kể rằng, thời bấy giờ, ở một nhà bán vải cách thiền viện của Hakuin không xa có cô con gái chửa hoang. Sợ nói ra tên người bạn trai thì anh ta sẽ bị cha mình đánh cho tới chết nên cô gái nhất định không chịu nói nửa lời. Sau đó, không chịu được sự tra hỏi bức ép của cha, cô gái bèn nghĩ tới thiền sư Hakuin, người mà cha cô rất sùng kính nên nói rằng: “Đứa trẻ trong bụng con chính là của thiền sư Hakuin đấy!”. 

Cha cô gái nghe xong sững cả người, thiền sư Hakuin là người mà ông ta tôn kính, làm sao lại có thể có chuyện đó được. Nghĩ vậy, nhưng không còn cách nào khác, người cha mang con gái tới gặp thiền sư Hakuin.

Thiền sư nghe xong, chỉ nhẹ nhàng nói một câu: “Thế à?”. Cha mẹ cô gái thấy thái độ của Hakuin rất bình thản, cũng không làm lớn chuyện nữa. Đến khi cô gái sinh con ra, họ liền mang đứa trẻ tới thiền viện của Hakuin nói: “Đây là nghiệt chủng của ông, trả lại cho ông đấy!”. Sự việc sau đó được truyền ra bên ngoài, những người trong vùng ai cũng che bai dè bỉu thiền sư Hakuin, nói rằng ông đường đường bệ bệ thế mà tâm địa thấp hèn. Mặc dù bị người đời dè bỉu, song Hakuin vẫn không cố thanh minh, ngược lại âm thầm nuôi dưỡng đứa bé. 

Hơn một năm sau, cô gái nọ không chịu được sự cắn rứt của lương tâm nên nói ra toàn bộ sự thực. Cha mẹ cô nghe xong, vô cùng hối hận, cả nhà từ lớn tới nhỏ kéo lên chùa xin lỗi Hakuin. Thiền sư nghe xong, cũng chỉ nói có một câu: “Thế à?”. Thế rồi đưa trả đứa bé về với mẹ của nó. Người ta nói rằng, dù thiền sư Hakuin chỉ nói có 1 câu nhưng cũng đủ thấy sự giác ngộ của ông tới mức độ nào.

Góc Cuộc Sống

Bảy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đang thì không chơi
Bảy mươi chống gậy ra ngồi
Xuân ơi xuân có tái hồi được chăng

Càng già càng nhẹ phao câu
Càng lên xuống tiện, càng mau nhịp nhàng

Cau khô mà bỏ hộp đồng
Tuổi em chẳng đáng làm chồng chị đâu

Em có chồng còn nhỏ như ngọn cỏ còn non
Loan phòng kia chưa nhập, dạ còn như xưa
- Đường đi không lở cũng mòn
Lẽ đâu có lẽ hoa còn duyên tươi
Em nói ra sợ chúng bạn cười
Cá đôi ba buổi chợ, còn khoe tươi nỗi gì?

Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Dù rằng trang điểm cũng người vô duyên

Đàn ông đều thích ăn quà
Ăn quà lại về nhà ăn cơm
Nhai cơm như thể nhai rơm
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà

Ai ơi chớ phụ đàn bà
Đàn bà còn ấm hơn nhà năm gian!

Thương thì chưa chắc đã thương
Con gái ra đường anh chọc anh chơi

Chơi chi những kẻ có chồng
Tát nước ruộng cạn tốn công cày bừa
Lênh đênh bè gỗ, bè dừa
Quần nâu áo vải đâu vừa thì chơi

Em cậy em là gái có chồng
Đây chúng anh chưa vợ, nhưng cũng chẳng nằm không tối nào

Có chồng đêm có đêm đừng
Không chồng em chẳng nằm dưng đêm nào

Hỏi đây có các cô dì
Làm thân con gái có một thì mà thôi
Chia hai, quá nửa phần đời
Bấm gan chịu mãi với đời được sao?

Tối tăm gắp phải khúc xương
Đã gắp thì nuốt, biết nhường cho ai

nghe anh trong ấm ngoài êm
Không nghe, anh đánh thì mềm như dưa

Sư kia còn trẻ hay già
Cho ta tu với, kiếm và chút con

Nực cười cho cá cắn câu
Tham mồi phải chịu, oan đâu bạn tề

Làm trai phải có gan lì
Nấp trong xó bếp làm gì nên thân

Ca Dao Tục Ngữ,Văn Học


Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi gánh nước tắm cho con mình
Con mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống mình, nửa lại giống ta



     Ca dao với cặp hô ứng “mình – ta” có nhiều dạng : có bài thì tha thiết : “Mình về có nhớ ta chăng/Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”; có bài lại độc địa với nhau : “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa/Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình…”. Riêng ba cặp lục bát của bài ca dao này đã chứa đựng rất nhiều kịch tính bắt nguồn từ chuyện “mình nói với ta  mình hãy còn son”.
    Trong đời, nhiều cô gái đã gặp phải loại Sở Khanh “quất ngựa truy phong” biệt mù tăm tích sau khi “con ong đã tỏ đường đi lối về”. Có người vì muốn đi tìm hạnh phúc mới đã phải che đậy quá khứ trót lầm lỡ của mình, cũng có người mong tìm một chỗ dựa để có thể chăm sóc đứa con ngoài ý muốn… Cảnh ngộ trớ trêu ấy không chỉ là tàn tích của một thời quá khứ vốn rất nhiều định kiến dành sẵn cho người phụ nữ mà bây giờ vẫn thế, nên có bao người như cô gái đành chọn giải pháp đặt mình lên bàn cân số phận, để gửi gắm hy vọng mong manh vào một người đàn ông có thể đem lại hạnh phúc cho mình.
    Sự thật vô tình bị phát hiện, khi “ta đi qua ngõ thấy con mình bò” quả thật dở khóc dở cười. Dẫu ta – mình đã có tình ý, sâu nặng đến mấy cũng khó  chấp nhận một điều dối trá hiển nhiên. Chàng trai nếu là người hời hợt, thiếu bản lĩnh thì cũng có đủ lý do để thản nhiên bước luôn qua ngõ, thậm chí còn hả hê vì thoát cảnh “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Lúc ấy, cô gái sẽ bị xem là hạng đàn bà lẳng lơ, mượn vẻ ngoài còn xuân sắc để mồi chài, quyến rũ đàn ông. Màn kịch sẽ chấm dứt ngay từ cặp lục bát đầu tiên, hạnh phúc không bao giờ đến với cô gái.
    Cái nhìn của chàng trai ở đây không phải hờ hững như vậy, vì chàng còn nhận ra “con mình những trấu cùng tro”. Câu thơ gợi lên nỗi đời cay đắng của cô gái khi chịu nỗi nhục của kẻ “bôi tro trát trấu” vào danh dự của bản thân, gia đình, dòng tộc, xóm làng. Ở màn hai này, chỉ có chàng trai lẳng lặng “gánh nước tắm cho con mình”. Nếu lời ca dao dừng lại ở đây, nghĩa cử hào hiệp ấy cũng chỉ là dấu hiệu của một sự thương hại không hơn không kém. Giả sử cô gái vì chịu ơn mà đền đáp lại thì hạnh phúc chưa có gì bảo đảm. Vì lòng thương hại chưa đủ làm cơ sở cho mối duyên bền vững.
    Cặp lục bát thứ ba vẫn là lời chàng trai như một sự kết ý vừa khéo, để̉ giúp ta hiểu trọn tấm lòng chàng. Ngôn ngữ dân tộc đến đây mới phát huy hết vẻ đẹp tinh diệu trong lời khen “con mình vừa đẹp vừa xinh”. Đẹp là phẩm chất bên trong, xinh là diện mạo bên ngoài. Quan trọng hơn là đẹp xinh giống mình – với nghĩa chiêu tuyết, bênh vực cho cô gái. Còn “con mình” đâu phải phân biệt con mình – con ta, mà “con của mình” cũng như “con của chúng mình” – nên mới giống ta. Vì yêu mình, yêu cả con mình, chàng đã nguyện làm người “gánh nước” gột sạch mặc cảm lầm lỡ cho cô gái. Chàng trai vừa khôn khéo, vừa nhân hậu nên biết tự tạo hạnh phúc cho riêng mình, còn biết đem đến hạnh phúc thật sự cho người mình yêu.
Phải là người yêu hết mình một cách chân thực thì ta mới tìm ra ẩn số sau lời hé mở mình hãy còn son. Cô gái trong bài ca dao này quả cũng “ghê gớm” và chủ động không kém Hồ Xuân Hương khi tự nhận mình hãy còn son. Tấm lòng son đã gặp gỡ tấm lòng vàng, với chàng trai thì cô mãi vẫn còn son, âu cũng là tri âm tri kỷ vậy !
                        
                                                               Trần Hà Nam

Ca Dao Tục Ngữ,Văn Học

Cơm chín tới
Cải ngồng non
Gái một con
Gà nhảy ổ
--------------------
Cau phơi tái
Gái đoạn tang
Chim ra ràng
Gà mái ghẹ
-------------------------------
Gái có chồng như sông có nước
Gái không chồng như lược gãy răng
-------------------------------
Gái có chồng như chông như mác
Gái không chồng như rác như rơm.
-------------------------------
Gái có chồng như rồng có vây
Gái không chồng như cối xay chết ngõng

Ca Dao Tục Ngữ,Văn Học


Tâm còn chưa thiện Phong thủy vô ích
Bất hiếu với cha mẹ Thờ cúng vô ích
 Anh em chẳng hòa Bạn bè vô ích
 Việc làm bất chính Đọc sách vô ích
 Làm trái lòng người Thông minh vô ích
Chẳng giữ nguyên khí Uống thuốc vô ích
Thời vận không thông Mưu cầu vô ích. 


Là tuyến giao thông huyết mạch nối các bản làng với xã, huyện thế nhưng hàng loạt cây cầu treo ở một số tỉnh Tây Bắc từ lâu đã tiềm ẩn các mối hiểm họa cho người dân quanh vùng.
Một chiếc cầu treo tại xã Nậm Cha (Sìn Hồ, Lai Châu) ván đã tơi tả một đoạn. Mỗi lần người đi qua phải rón rén kẻo các thanh tre tiếp theo lại lật bung ra.

Tây Bắc lắm sông, nhiều suối nên những cây cầu treo là huyết mạch giao thông trong vùng.

Có nơi, cầu treo lại là con đường duy nhất để đi bởi nó nối bản làng với trung tâm xã, huyện. Không còn cách nào khác người dân phải mạo hiểm sử dụng hàng ngày như một sự đánh cược tính mạng. Dù trẻ em hay người lớn chỉ lỡ sẩy chân là có thể bị tụt xuống suối. Trong ảnh là một cây cầu ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu).

Ở thành phố không có mấy bố mẹ nào dám cho con tự do trèo leo nhưng ở miền núi thì trẻ em tự do nghịch ngợm. Chiếc cầu treo, nơi vui chơi của chúng tiềm tàng nhiều mối lo.

Chỉ đi bộ thôi đã gian nan chưa chưa nói đến việc phải dắt một chiếc xe máy qua cầu.

Trẻ em thường không ý thức được tai họa luôn rình rập nơi đây.

Một trong những cầu treo mà sau vài mùa mưa ván đã hỏng hoàn toàn. Người dân phải lấy tre, nứa ghép lại mặt cầu.

Cây cầu treo bắc qua suối Nậm Sì Lường (Mường Tè, Lai Châu) này đã có nhiều lần làm rơi người và xe xuống suối.

Con đường đi làm nương của người dân xã Nậm Tăm (Sìn Hồ, Lai Châu) phải qua những cây cầu treo tạm bợ như thế này.

Sểnh chân, sai một bước là thụt xuống dưới dù là người hay động vật.

Cây cầu tạm bắc qua sông Nậm Mu được người dân dựng lên. Muốn qua bằng lối này cho nhanh phải trả giá 50.000đ/ lượt/người.

Cây cầu phao bắc qua sông Mã trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La). Người dân nơi đây cho biết, rất ít người qua lại vì quá nguy hiểm.

Tuy nhiên những vùng chưa có cầu treo thì người dân đi lại duy nhất là thuyền độc mộc.

Ở đôi bờ các con sông lớn của vùng Tây Bắc như sông Đà, sông Mã, sông Nâm Na, sông Nâm Mu, sông Hồng… có rất ít những câu cầu nối đôi bờ nên người dân phải đi lại bằng thuyền cũng khá nguy hiểm.

Thực trạng khai thác vàng sa khoáng trên các con sông vùng cao đã làm nước đổi dòng gây sói mòn, sạt lở ảnh hưởng đến các cây cầu treo.

Theo TRI THỨC/http://www.reds.vn

Kho Tri Thức,Thế Giới Đó Đây

Mindy Tran dùng thân chặn chiếc ôtô đang tuột dốc lăn xuống đường để cứu hai đứa con còn ở trong xe.

Vụ việc xảy ra tại căn nhà của Mindy Tran ở thành phố Lawrence, bang Massachusetts, (Mỹ) hôm 6/3. Tran để xe ở gara rồi đi khóa cửa, cặp sinh đôi thắt dây an toàn ngồi ở ghế sau. Tran hoảng hốt khi thấy chiếc xe bỗng nhiên chuyển bánh lăn xuống đường.

"Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện là tôi phải đẩy chiếc xe trở lại gara", WCVB dẫn lời kể của Tran. Sợ chiếc xe lao từ trên dốc xuống con đường đông đúc, Tran nằm xuống chèn trước bánh. Ôtô quá nặng và người mẹ đành để bánh xe đè lên đôi chân. Một người hàng xóm nhanh chóng nhảy lên ôtô để dừng nó lại rồi đưa hai đứa trẻ ra ngoài an toàn. Tran được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.
Người phụ nữ 22 tuổi bị vỡ đầu gối trái, chân phải trật khỏi khớp hông và trật vai. Cô trải qua phẫu thuật hôm 19/3 và phải mất thêm nhiều thời gian mới hồi phục. Tuy vậy, Tran cảm thấy may mắn vì cô là người bị thương chứ không phải các con.

"Hai đứa con gái là tất cả đối với tôi, vào thời khắc đó tôi chỉ có thể chọn giữa mạng sống của chúng hoặc tính mạng của mình", Tran nói. "Tôi sẵn sàng làm mọi điều vì các con".
Trần Trang

Kho Tri Thức,Thế Giới Đó Đây


Một doanh nhân đã mua một viên kim cương khổng lồ ở Nam Phi, kích thước của nó bằng lòng đỏ trứng gà. Người đàn ông rất buồn vì phát hiện ra một vết nứt bên trong viên đá quý này.

Ông ta đưa viên kim cương cho thợ kim hoàn xem với hy vọng được tư vấn sẽ làm gì với cái vết nứt đó. Ông thợ lắc đầu và nói:
- Viên kim cương này có thể chia ra làm 2 phần, và mỗi phần sẽ đắt hơn chính viên to này. Nhưng vấn đề là chỉ cần một nhát đập bất cẩn là ta có thể sẽ làm vỡ viên đá quý kỳ diệu của thiên nhiên, biến nó thành hai cục đá sứt mẻ. Những viên kim cương ta nhận được sẽ rẻ hơn viên to này rất nhiều, và có thể sẽ chẳng có giá trị gì. Tôi sẽ không liều mà nhận làm việc này đâu.
Và những người thợ ở các nước khác nhau cũng kể cho ông những điều có thể xảy ra và cũng không dám giúp ông.
Sau đó ông được mọi người giới thiệu một ông thợ có bàn tay vàng ở Amsterdam. Và doanh nhân này ngay lập tức bay đến Amsterdam để tìm người thợ cao tuổi đó.


Ông thợ ngắm nghía viên đá quý qua kính lúp với vẻ mặt thích thú, và bắt đầu cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra. Ngắt lời ông thợ, doanh nhân nói rằng ông đã nghe về câu chuyện này quá nhiều rồi và đã thuộc nó làu làu.


Ông thợ đồng ý giúp và ra giá dịch vụ. Khi ông chủ viên kim cương đồng ý, người thợ gọi cậu học nghề trẻ tuổi đang ngồi ở phía sau chăm chú công việc của mình. Cầm viên kim cương, cậu dùng búa đập một nhát dứt khoát, chia viên đá quý ra làm đôi mà không chút rụt rè, rồi đưa cho ông thợ. Doanh nhân quá đỗi bất ngờ hỏi:
- Cậu bé đó làm chỗ ông lâu chưa?
- Mới có 3 ngày. Nó vẫn chưa biết giá trị của viên đá quý này cho nên tay nó không run và rất dứt khoát.


Có người cho rằng thái độ làm việc dứt khoát của người thợ học việc quyết định sự thành công. Theo tôi việc quyết định thành công là quyết định để cho người thợ học việc đó thực hiện cú đập của người thợ già mới là thành công. Thành công không phải do may mắn, không phải do thiếu hiểu biết của gã thanh niên, mà nhờ vào sự từng trải của người thợ già và nghệ thuật dùng người của người thợ già đầy kinh nghiệm.


Truyện Ngắn,Văn Học


Lũ trẻ chăn trâu thường gọi Ông Đò
Bởi một thời ông chèo đò để sống
Người khách qua, nhìn con sông rộng
Mới hiểu lái đò gian khổ biết bao nhiêu...

Và giờ đây cứ mỗi buổi chiều
Trên đê rộng trải màu xanh biếc cỏ
Tà áo dài nữ sinh bay trước gió
Khi qua cầu kéo vành nón nghiêng che

Lũ  trẻ con mê mải trên bờ đê
Thả diều chơi, tung tăng cùng ngọn  gió
Ông lão vui với đàn cháu nhỏ
Trong  vườn cau, ve rộn rã gọi hè...

Con sáo ngày xưa nay lại bay về
Nhớ dòng sông...
Và nhớ từng bến nước...
Ông lão lái đò nhớ về thuở trước
Mơ - tuổi thơ trở lại với bây giờ

Dòng sông quê đã nối nhịp đôi bờ
Chỉ còn lại con đò xưa bé nhỏ
Ông Đò già đăm chiêu vàng nỗi nhớ...
Chiều thu sang...
ngắm sông chảy ...
đợi chờ.
Trà Thanh Lam

Thơ,Văn Học

Cây cao bóng mát không ngồi,
Anh ra giữa nắng trách trời không râm!
***
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh... hai hạt vừng.
***
Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua.
***
Anh như trái bưởi trái bòng
Ngoài da xanh lét, trong lòng chua le.
***
Ông già tôi chẳng lấy ông đâu
Ông đừng cạo mặt nhổ râu tốn tiền.
***
Ai về nhắn chị hàng cau
Giặt buồm, dấp nước, giữ màu cho tươi.
***
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
***
Ai đưa em đến chốn này,
Bên kia thì núi bên này thì sông?
***
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa!
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?
Hay là ta hãy làm thân
Ðể anh nhuộm hộ thấm nhuần công anh!
***
Tiếc thay cái giếng nước trong
Ðể cho bèo tấm bèo ong lọt vào
***
Cau non trầu lộc mỉa mai
Da trắng tóc dài, đẹp với ai đây?
***
Tiếc thay cái đọi bịt vàng
Ðem ra đong cám lỡ làng duyên em !
Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc con người lịch mà soi gương mờ.
***
Còn duyên kén cá chọn canh
Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ.
Còn duyên kén những trai tơ
Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.
***
Nước đường mà đựng chậu thau
Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài.
Tiếc thay da trắng tóc dài
Bác mẹ gả bán cho người đần ngu.
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình.
***
Ngồi trong cửa sổ chạm rồng
Chăn loan gối phượng không chồng cũng hư.
***

Ði đâu cho đổ mồ hôi,
Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn?
***
Cây chanh lại nở hoa chanh
Ðể con bướm trắng bay quanh cả ngày!
***
Tưởng rằng má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng môi mòn hỡi em!
***
Lấy chồng ăn những của chồng
Ăn hết con mắt, khoét lòng con ngươi!
***
Trăng lên nhu nhú đầu non
Số em là số sớm con muộn chồng.
***
Chớ nghe quân tử nỉ non
Mà rồi có lúc ẳm con một mình.
***
Gái đâu có gái lạ đời
Chỉ còn có một ông trời không chim.
***
Gà già khéo ướp lại tơ
Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng.
***
Những người thắt đáy lung ong
Ðã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Những ngưòi béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày.
Những người mặt nạc đóm đày
Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn!
***

Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.
***
Có chồng đêm có đêm đừng
Không chồng em chẳng nằm dưng đêm nào.
***
Em là con gái đồng trinh
Em đi bán rượu qua dinh ông nghè.
Ông nghè cho lính ra ve,
-Trăm lạy ông nghè, em đã có con!
-Có con thì mặc có con
Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan!



Ca Dao Tục Ngữ,Văn Học


Dĩ bất biến, ứng vạn biến. 
Lòng vững như bàn thạch
Như cây tre bám rễ sâu vào lòng đất
Thì xá gì lưu thủy hành vân
Nghênh phong vũ hữu tinh thần
Giông bão càng lớn càng thể hiện được tinh thần.

Mây núi Ba Vì tràn linh khí
Non nước Hương Sơn tỏa huyền uy
Ở Quê mà nhớ da diết thế
Ai bảo đi đất mới hóa tâm hồn


Thơ,Văn Học


Nếu mình không sống đúng với bản chất con người của mình tức là mình đang khinh mình.

Thà đau khổ trong sự thật còn hơn là hạnh phúc trong giả dối.

Thà mất một đêm, hoặc nhiều đêm để phát hiện ra sự thật
Còn hơn là sống với những nghi ngờ cả đời.



Đàn ông cười ở bên ngoài, khóc ở bên trong
Đàn bà thì khóc ở ngoài nhưng cười thầm trong bụng




Bãi tập có đổ mồ hôi, Chiến trường mới bớt phải rơi máu đào


Tuổi trẻ gian nan, chưa hẳn đã là xấu
Hiện tại tuy khó khăn nhưng tương lai lại rất dài