vietnamese Tiếng Việt english English Giới Thiệu
Hôm nay:
Tin mới đăng:


Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Ngài có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.


Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.


Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

Góc Cuộc Sống,Góp Nhặt,Kho Tri Thức,Trào Phúng,Văn Học


Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?


Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. 

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Góc Cuộc Sống,Kho Tri Thức,Trào Phúng,Văn Học

Khi sử dụng bảng tính Excel, chắc bạn không thể không dùng các hàm được định nghĩa sẵn như: SUM;COUNT;…Excel có vài trăm hàm như vậy được chia làm nhiều nhóm theo tính năng khác nhau. Tuy vậy, không phải chúng đã đáp ứng được hết các yêu cầu của người dùng. Nếu thường xuyên cần phải sử dụng các công thức tính tóan phức tạp trong bảng tính của mình, bạn có thể tự xây dựng hàm bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic rồi tập hợp chúng thành một thư viện hàm do người dùng định nghĩa (User-Defined FunctionsLibrary). Sau đó nạp thư viện này vào Excel qua công cụ Add-Ins. Như vậy bạn có thể dùng chúng như các hàm được định nghĩa sẵn trong Excel.
Các bước thực hiện cụ thể như sau:

1.Khởi động Excel, tạo một bảng tính mới (giả sử tên là Book1.xls). Trong Book1, bạn chỉ cần giữ lại một WorkSheet đầu tiên (xóa bỏ các WorkSheet từ Sheet2 đến hết, việc làm này nhằm thu gọn thư viện nên bạn có thể bỏ qua).

2.Chọn lệnh Tools.Marco.Visual Basic Editor (<Alt-F11>) để chuyển sang môi trường sọan thảo Visual Basic. Khung Project sẽ liệt kê các thư viện và dự án đang được mở trong Excel, trong đó có Book1.

3.Nhấn chuột vào dòng VBAProject (Book1) để chọn dự án này rồi chọn lệnh Insert. Module để chèn thêm một Module mới vào dự án (Module mới này sẽ có tên là Module1).

4.Nhấn đúp vào Module1 để chuyển sang khung sọan thảo bên phải khung Project. Nhập mã nguồn các hàm của bạn vào khung này. Bạn cần viết chúng theo đúng cú pháp của ngôn ngữ Visual Basic và chú ý không đặt tên hàm của mình trùng với các hàm và từ khóa đã có trong Excel.

5.Chọn lệnh File.Close anh Return to Microsoft Excel (<Alt-Q>) để quay trở lại Excel. Bạn có thể kiểm tra sự hoạt động của các hàm mới này ngay trong Book1. Nếu vẫn còn sai sót, quay lại thực hiện từ bước 2 để sửa mã nguồn của các hàm.

6.Chọn lệnhFile.SaveAs:
-Trong khung Save in, chọn thư mục: MSOffice\Office\Library (thư mục ngầm định chứa các thư viện của Excel).
-Trong khung File Name: Nhập tên tập tin theo ý mình (abc.xla).
-Trong khung Save As type: Chọn Microsft Excel Add-In.
-Nhấn OK để lưu lại thư viện dưới dạng tệp Add-In.

7.Khởi động lại Excel. Chọn lệnh Tools.Add-Ins

8. Trong danh sách Add-Ins available, đánh dấu chọn vào mục có đúng tên thư viện của mình. Nếu chưa có thì bấm Browse ... để dẫn tới thư mục đã save file ở bước 6

Kể từ đây bạn có thể dùng các hàm mới này như những hàm đã được định nghĩa sẵn trong Excel. Chúng sẽ được liệt kê trong nhóm hàm User Defined. Để sử dụng các hàm này trên máy tính khác, bạn chỉ việc chép tập tin abc.xla vào thư mục MSOffice\Office\Library rồi thực hiện các bước 7,8. Muốn bổ sung các hàm mới vào thư viện, bạn cần nhập thêm mã nguồn vào Module1 của thư viện rồi chọn lệnh File.Save abc.xla để lưu lại. 
Để người khác không thể mở và sửa chữa được thư viện của mình, trước khi chọn File. Save, bạn chọn lệnh Tools.VBAProject Properties. Trong hộp tọai Project Properties, nhấp vào mục Protection; đánh dấu chọn Lock Project for Viewing; nhập mật khẩu vào dòng Password; nhập lại mật khẩu lần nữa vào dòng Confirm Password; nhấn OK. Sau này nếu muốn sữa nội dung mã nguồn của thư viện , bạn phải nhập mật khẩu này mới mở được thư viện.

Công Nghệ,Kho Tri Thức,Máy Tính

Nhiều người tự hỏi tại sao người ta hay thưởng trà chỉ là 3 tuần mà không phải là 2 hay 4,5tuần trà…? Có người nói bởi vì qua 3 tuần trà ta sẽ thưởng thức đủ từ cái hương đến vị và tình trong một ấm trà.
Thưởng trà là cả một nghệ thuật cảm nhận tinh tế, ta sử dụng tất cả các giác quan để thưởng trà, từ thị giác đến khứu giác và vị giác. Qua việc cảm nhận về trà, ta sẽ nhận ra ý nghĩa của 3 tuần trà. Có người bảo rằng 3 tuần trà giống như 3 giai đoạn của hương vị  tình yêu. Ta thưởng 3 tuần trà mà tưởng như ta đang đi qua 3 giai đoạn tình yêu của một đời người.
Trà pha nước đầu tiên sẽ rất nóng, thơm nhưng sẽ có một chút vị đắng đắng, hơi ngọt đầu lưỡi, chứ chưa có cái vị tuyệt vời của tinh chất trà trong đó. Người ta gọi đó là nước tráng trà, ít người uống, mà thường đổ đi sau khi được dùng để tráng trà.
Nước tráng trà giúp cho trà không còn vị mốc, loại bỏ hết tạp chất và làm cho trà dậy mùi thơm, nó giúp cho trà sẽ tiết được hết tinh chất ở những nước sau. Cho nên nước tráng trà rất quan trọng, nếu biết cách, trà được pha sẽ rất ngon.
Cũng như tình yêu, mối tình đầu cũng giống như nước tráng trà. Bỏng dãy, nồng nàn đấy, nhưng non nớt, vụng dại lắm và thật nhiều, thật nhiều những vấp váp. Người ta biết được một chút bỡ ngỡ của hương vị tình yêu, nhưng rồi chả mấy ai sẽ đi hết cuộc đời với mối tình đầu của mình. Mối tình đầu thường rất đẹp, nhưng rất ít khi đi được tới cuối con đường.



Sau khi người ta tráng xong trà, người ta cần đợi một chút cho nước nóng vừa đủ, chỉ khoảng 80 – 90 độ. Sau khi rót nước vào ấm, người ta cũng cần đợi một chút cho trà ngấm, và tiết hết tinh chất của trà. Lúc đó người ta mới thưởng thức cái vị ngon của trà. Tình yêu cũng vậy, khi người ta đã yêu mối tình thứ hai, nghĩa là người ta đã được chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để sẵn sàng yêu thương.
Cũng như nước tráng trà đã loại hết tạp chất, cũng như mối tình đầu đã loại bớt những non nớt, vụng dại đi rồi. Mối tình thứ hai tuy không còn nóng bỏng như mối tình đầu, nhưng vừa đủ ấm áp để người ta gìn giữ và mang theo mình. Nước trà thứ hai vừa tiết đủ tinh chất, vừa tỏa hết mùi thơm của trà. Mối tình thứ hai cũng say đắm, ngọt ngào, nồng nàn hương vị tình yêu.
Khi mà người ta đã được chuẩn bị sẵn sàng, khi mà người ta đã có một bước đệm tốt, người ta sẽ bước lên được những nấc cao hơn. Nước trà thứ hai sẽ là nước trà ngon nhất, mối tình thứ hai sẽ là mối tình tuyệt vời nhất. Một chút đam mê, một chút dại khờ còn sót lại, một chút chín chắn, một chút cái này, một chút cái kia, tất cả sẽ tạo nên một hương vị tình yêu tuyệt vời. Nước trà thứ hai là thứ nước trà mà người ta muốn dùng để thưởng thức nhất.



Pha thêm lần nữa, trà sẽ không ngon lắm, hơi nhạt và không còn nhiều mùi thơm. Vì đây đã là nước thứ ba rồi, khi mà những cái tinh chất của trà đã tiết hết ra rồi, thì nước thứ ba không còn nhiều mùi vị nữa. Chẳng mấy ai muốn uống thứ nước này. Và tình yêu cũng vậy, mối tình thứ ba sẽ không còn cái nồng nàn, đắm say như trước nữa. Tâm hồn đã bớt mơ mộng, môi hôn đã bớt ngọt ngào đi nhiều.Ở đời, cái gì cũng phải học, pha trà cũng phải học. Và đặc biệt, yêu lại càng nên học, học để tình yêu được tuyệt vời hơn.



Góc Cuộc Sống



Trong lòng còn nặng sân si
Là còn gánh nặng như chì buộc chân
Làm sao du thủy hành vân
Làm sao tự tại tâm thần an nhiên
BUÔNG

Thơ,Văn Học

Chuyện kể rằng, thời bấy giờ, ở một nhà bán vải cách thiền viện của Hakuin không xa có cô con gái chửa hoang. Sợ nói ra tên người bạn trai thì anh ta sẽ bị cha mình đánh cho tới chết nên cô gái nhất định không chịu nói nửa lời. Sau đó, không chịu được sự tra hỏi bức ép của cha, cô gái bèn nghĩ tới thiền sư Hakuin, người mà cha cô rất sùng kính nên nói rằng: “Đứa trẻ trong bụng con chính là của thiền sư Hakuin đấy!”. 

Cha cô gái nghe xong sững cả người, thiền sư Hakuin là người mà ông ta tôn kính, làm sao lại có thể có chuyện đó được. Nghĩ vậy, nhưng không còn cách nào khác, người cha mang con gái tới gặp thiền sư Hakuin.

Thiền sư nghe xong, chỉ nhẹ nhàng nói một câu: “Thế à?”. Cha mẹ cô gái thấy thái độ của Hakuin rất bình thản, cũng không làm lớn chuyện nữa. Đến khi cô gái sinh con ra, họ liền mang đứa trẻ tới thiền viện của Hakuin nói: “Đây là nghiệt chủng của ông, trả lại cho ông đấy!”. Sự việc sau đó được truyền ra bên ngoài, những người trong vùng ai cũng che bai dè bỉu thiền sư Hakuin, nói rằng ông đường đường bệ bệ thế mà tâm địa thấp hèn. Mặc dù bị người đời dè bỉu, song Hakuin vẫn không cố thanh minh, ngược lại âm thầm nuôi dưỡng đứa bé. 

Hơn một năm sau, cô gái nọ không chịu được sự cắn rứt của lương tâm nên nói ra toàn bộ sự thực. Cha mẹ cô nghe xong, vô cùng hối hận, cả nhà từ lớn tới nhỏ kéo lên chùa xin lỗi Hakuin. Thiền sư nghe xong, cũng chỉ nói có một câu: “Thế à?”. Thế rồi đưa trả đứa bé về với mẹ của nó. Người ta nói rằng, dù thiền sư Hakuin chỉ nói có 1 câu nhưng cũng đủ thấy sự giác ngộ của ông tới mức độ nào.

Góc Cuộc Sống

Bảy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đang thì không chơi
Bảy mươi chống gậy ra ngồi
Xuân ơi xuân có tái hồi được chăng

Càng già càng nhẹ phao câu
Càng lên xuống tiện, càng mau nhịp nhàng

Cau khô mà bỏ hộp đồng
Tuổi em chẳng đáng làm chồng chị đâu

Em có chồng còn nhỏ như ngọn cỏ còn non
Loan phòng kia chưa nhập, dạ còn như xưa
- Đường đi không lở cũng mòn
Lẽ đâu có lẽ hoa còn duyên tươi
Em nói ra sợ chúng bạn cười
Cá đôi ba buổi chợ, còn khoe tươi nỗi gì?

Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Dù rằng trang điểm cũng người vô duyên

Đàn ông đều thích ăn quà
Ăn quà lại về nhà ăn cơm
Nhai cơm như thể nhai rơm
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà

Ai ơi chớ phụ đàn bà
Đàn bà còn ấm hơn nhà năm gian!

Thương thì chưa chắc đã thương
Con gái ra đường anh chọc anh chơi

Chơi chi những kẻ có chồng
Tát nước ruộng cạn tốn công cày bừa
Lênh đênh bè gỗ, bè dừa
Quần nâu áo vải đâu vừa thì chơi

Em cậy em là gái có chồng
Đây chúng anh chưa vợ, nhưng cũng chẳng nằm không tối nào

Có chồng đêm có đêm đừng
Không chồng em chẳng nằm dưng đêm nào

Hỏi đây có các cô dì
Làm thân con gái có một thì mà thôi
Chia hai, quá nửa phần đời
Bấm gan chịu mãi với đời được sao?

Tối tăm gắp phải khúc xương
Đã gắp thì nuốt, biết nhường cho ai

nghe anh trong ấm ngoài êm
Không nghe, anh đánh thì mềm như dưa

Sư kia còn trẻ hay già
Cho ta tu với, kiếm và chút con

Nực cười cho cá cắn câu
Tham mồi phải chịu, oan đâu bạn tề

Làm trai phải có gan lì
Nấp trong xó bếp làm gì nên thân

Ca Dao Tục Ngữ,Văn Học